TỈ DỤ VÀ ẨN DỤ VỀ GIÓ VÀ MƯATRONG TIỂU THUYẾT MỸ VÀ VIỆT NAM
Từ khóa:
nhân hóa, tỉ dụ, tiểu thuyết, mưa, gióTóm tắt
Nghiên cứu này tìm hiểu việc sử dụng phép tỉ dụ và nhân hóa để miêu tả “mưa” và “gió” trong văn học Mỹ và Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 đến nay. Kết hợp cả phương pháp định tính và định lượng, tác giả đã phân loại, phân tích 285 ví dụ về tỉ dụ và nhân hóa của “mưa” và “gió” để xác định những điểm tương đồng và khác biệt trong khắc họa các hiện tượng tự nhiên này ở tiểu thuyết Mỹ và Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các nhà văn đã sử dụng phép tỉ dụ và nhân hóa để biểu đạt âm thanh, cường độ, tác động đến con người, cảm xúc và hành động của con người qua hai hiện tượng gió và mưa. Tác giả cũng giải thích sự khác biệt về việc sử dụng hai biện pháp phong cách này ở hai ngôn ngữ dựa trên bình diện văn hóa và khí hậu, từ đó đưa ra những đề xuất cho những người quan tâm đến việc bồi dưỡng cả kỹ năng ngôn ngữ và ý thức về môi trường thông qua nghiên cứu văn học