HIỆN TƯỢNG MAI MỘT NGÔN NGỮ VÀ CÁC NGÔN NGỮ CÓ NGUY CƠ SUY THOÁI Ở VIỆT NAM

Các tác giả

  • Mai Ngọc Chừ Tác giả
  • Phan Thị Ngọc Lệ Tác giả

DOI:

https://doi.org/10.63506/jilc.0901.305

Từ khóa:

Hiện tượng mai một ngôn ngữ; ngôn ngữ có nguy cơ suy thoái; đường hướng tiếp cận liên ngành; mức độ suy yếu nghiêm trọng; mức độ suy yếu chắc chắn; mức độ nguy cấp

Tóm tắt

Bằng hướng tiếp cận liên ngành ngôn ngữ - dân tộc học /nhân học, ngôn ngữ - văn hoá học, hướng tiếp cận chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội, dựa vào hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu là điều tra điền dã ngôn ngữ học và phỏng vấn chuyên gia, các tác giả của bài viết này đi sâu nghiên cứu một cách toàn diện bức tranh tổng thể về sự tồn tại của 53 ngôn ngữ ở Việt Nam, đánh giá “sức sống” của các ngôn ngữ, chỉ ra những ngôn ngữ tộc người đang có nguy cơ tiêu biến. Bài viết chỉ ra 6 nguyên nhân / lý do chính khiến các ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam lâm vào tình trạng mai một, đó là: Nhu cầu mưu sinh và phát triển kinh tế của tộc người; Dân số tộc người ít ỏi; Các tộc người sống đan xen nhau, tạo ra sự tiếp xúc ngôn ngữ khá mạnh; Địa bàn sinh sống của cư dân tộc người quá phân tán; Sự lấn át của các ngôn ngữ mạnh; Sự ảnh hưởng của làn sóng toàn cầu hoá. Bài viết đề xuất các biện pháp bảo tồn các ngôn ngữ có nguy cơ tuyệt chủng, bao gồm ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa, tăng cường truyền bá, tạo ra chữ viết, sử dụng ngôn ngữ thiểu số trong các hoạt động cộng đồng, bảo tồn văn hóa dân gian và nâng cao lòng tự hào dân tộc cũng như nhận thức về việc bảo tồn ngôn ngữ.

Số lượng Tải xuống

Dữ liệu tải xuống chưa có sẵn.

Tải xuống

Đã Xuất bản

29.04.2025

Cách trích dẫn

HIỆN TƯỢNG MAI MỘT NGÔN NGỮ VÀ CÁC NGÔN NGỮ CÓ NGUY CƠ SUY THOÁI Ở VIỆT NAM. (2025). TẠP CHÍ KHOA HỌC NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA, 9(1), 63-79. https://doi.org/10.63506/jilc.0901.305

Các bài báo được đọc nhiều nhất của cùng tác giả

Các bài báo tương tự

31-40 của 165

Bạn cũng có thể bắt đầu một tìm kiếm tương tự nâng cao cho bài báo này.